Khi buồn chán: Thì hãy cẩn thận với túi tiền của bạn

 

Thế nếu bạn không có tiền mà lại đang chán nản? Không ít trường hợp sẵn sàng đánh đổi mọi giá để có tiền “giải khuây”. Có người đi mượn tiền, có người ứng lương, thậm chí có người dùng thủ đoạn cướp giật, chèn ép người khác để có tiền. Cái vòng luẩn quẩn ấy sẽ theo bạn và hãy cẩn thận, vì bạn sẽ không biết mình mất những gì chỉ từ những nỗi buồn dai dẳng đâu!

 

Bạn có bao giờ cảm thấy rất buồn bã và quyết định cầm ví của mình đi shopping? Có người mua rất nhiều đồ ăn, có người mua quần áo, có người lại “đốt tiền” vào các trung tâm giải trí…Bạn có biết, khi buồn chán, chúng ta có xu hướng tìm sự thỏa mãn trong chốc lát mà bỏ qua những lợi ích lâu dài trong tương lai? Và cách bạn tiêu tiền sẽ chịu ảnh hưởng của suy nghĩ này, do đó, khi buồn chán, hãy cẩn thận với túi tiền của bạn.

 

ky nang song 34 Khi buồn chán: Thì hãy cẩn thận với túi tiền của bạn

 

Một nhà tâm lý học của Đại học Harvard, Jennifer Lerner, đã cùng các đồng nghiệp tiến hành một nghiên cứu về tác động của nỗi buồn với quyết định tài chính. Họ chia các tình nguyện viên thành 3 nhóm và cho xem 3 video có nội dung khác nhau. Một nhóm xem video về rạn san hô khổng lồ Great Barrier, một nhóm xem video về nhà vệ sinh bẩn thỉu và nhóm còn lại xem video về cái chết của một thầy giáo. (Hãy để ý là mức độ buồn bã của các video ngày càng tăng so với từng nhóm).

 

Sau đó nhóm nghiên cứu nói với các nhóm xem video rằng họ sẽ nhận được một khoản tiền thưởng ngay sau khi thử nghiệm kết thúc. Nếu tình nguyện viên không lấy tiền ngay, họ sẽ nhận được một khoản tiền lớn hơn sau đó vài ngày, và thông tin về khoản tiền này sẽ được gửi qua email.
Kết quả thật bất ngờ vì những người xem video về cái chết muốn nhận tiền thưởng ngay, trong khi hai nhóm kia sẵn sàng chờ thêm vài ngày nữa để nhận được khoản tiền lớn hơn.

Từ kết quả của cuộc thử nghiệm trên, cùng với nhiều phương pháp đánh giá về tâm lý và kinh tế, các nhà nghiên cứu đã rút ra kết luận rằng những người đang rơi vào tâm trạng buồn chán sẽ không thể suy nghĩ sáng suốt về các vấn đề về tài chính và lợi ích vật chất của mình. Nỗi buồn khiến con người trở nên thiếu sáng suốt, thiển cận hơn, vì vậy họ sẵn sàng loại bỏ các lợi ích trong tương lai để đổi lấy cảm giác mãn nguyện ngắn hạn, làm họ vui vẻ trong chốc lát.

Điều này lý giải cho các trường hợp “vung tay quá trán” khi buồn bã, chán nản của nhiều người như vung tiền nhậu nhẹt, đi mua sắm cho hết sạch tiền và vào các khu vui chơi giải trí để “tiêu sầu”. Khi đang buồn chán, chúng ta sẽ dễ dãi hơn với tài chính của mình, cho rằng mình cần tiền để “giải quyết nỗi buồn”, và mình xứng đáng được như thế. Thực chất, sau khi tiêu khiển xong, bạn sẽ thấy hối hận vì đã quá hào phóng trong việc tiêu xài của mình.

Thế nếu bạn không có tiền mà lại đang chán nản? Không ít trường hợp sẵn sàng đánh đổi mọi giá để có tiền “giải khuây”. Có người đi mượn tiền, có người ứng lương, thậm chí có người dùng thủ đoạn cướp giật, chèn ép người khác để có tiền. Cái vòng luẩn quẩn ấy sẽ theo bạn và hãy cẩn thận, vì bạn sẽ không biết mình mất những gì chỉ từ những nỗi buồn dai dẳng đâu!

(Vì việc tiêu xài như một liều thuốc giảm đau, khi đã hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy nỗi buồn quay lại ngự trị trong mình)

Hồ sơ Doanh Nghiệp
Tin Tức Doanh nghiệp
Chuyện Doanh Nhân
  Khám Phá Thế Giới
Nghề nghiệp Kinh Doanh
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>