Mẫu câu hỏi phỏng vấn dành cho vị trí quản lý

Bạn đánh giá như thế nào về kỹ năng quản lý của mình theo thang điểm từ 1 đến 10 với 10 là mức độ tuyệt vời nhất về kỹ năng quản lý của bạn? Cung cấp ít nhất ba ví dụ từ những kinh nghiệm làm việc của bạn trong quá khứ để chứng minh rằng những lựa chọn, những quyết của bạn là đúng đắn và chính xác?

Ca MNG Mẫu câu hỏi phỏng vấn dành cho vị trí quản lý

Dưới đây là một số mẫu câu phỏng vấn cho và giám sát, có thể cho phép bạn đánh giá kỹ năng của ứng viên cho các vị trí này đúng đắn nhất. Và bạn cũng có thể sử dụng những câu này để phỏng vấn các ứng viên của mình

1. Nếu tôi có thể gặp những nhân viên của bạn trước đây, bạn nghĩ họ sẽ mô tả phong cách quản lý của bạn như thế nào?

2. Nếu tôi có được bảng báo cáo của các nhân viên trước đây của bạn, bạn nghĩ họ sẽ diễn tả những ưu, khuyết điểm gì của bạn với vai trò là một nhà quản lý? Hãy cho tôi một số ví dụ về những kinh nghiệm của bạn trước đây, trong thời gian bạn đang còn là nhà quản lý. Lúc đó bạn đã làm những gì với cương vị của mình? Có nâng cao được hiệu quả công việc hay không? Nếu không, bạn đã ứng phó như thế nào với những tình huống khác?

3. Bạn đánh giá như thế nào về kỹ năng quản lý của mình theo thang điểm từ 1 đến 10 với 10 là mức độ tuyệt vời nhất về kỹ năng quản lý của bạn? Cung cấp ít nhất ba ví dụ từ những kinh nghiệm làm việc của bạn trong quá khứ để chứng minh rằng những lựa chọn, những quyết của bạn là đúng đắn và chính xác?

4. Bạn hãy miêu tả cách tổ chức công việc hoặc văn hóa công sở mà bạn đã áp dụng thành công đối với các nhân viên của mình trước đây – khi bạn đang là một nhà quan lý?

5. Hãy nói cho tôi biết về khoảng thời gian khi bạn đang có những nhân viên làm việc tốt nhất. Những người làm việc vượt chỉ tiêu và kế hoạch mà bạn giao cho. Và bạn đã giải quyết như thế nào về tình trạng làm thiếu hoặc thêm giờ của các nhân viên?

6. Cho tôi biết ba yếu tố cơ bản trong quan niệm của bạn cách quản lý, chứng minh rằng những yếu tố này đã hổ trợ tốt cho bạn trong việc tổ chức nên một đội ngũ nhân viên hoạt động có nề nếp ổn định, một môi trường làm việc tốt cũng như làm tăng giá trị, uy tín cá nhân cho chính bạn?

7. Những nhân tố nào là quan trọng trong việc tổ chức quản lý và làm thế nào để có thể có thể quản lý có hiệu quả nhất?

8. Cho tôi biết bạn đã làm thế nào khi hoán đổi công việc của các nhân viên của mình, để họ vừa không phản đối vừa làm tốt công việc được giao? Bạn đã làm thế nào để tiếp cận các nhiệm vụ của mình? Làm thế nào để gây ảnh hưởng cho các nhân viên, để họ làm việc theo sự chỉ đạo của bạn?

9. Một trong các công việc của một nhà quản lý, giám sát là thực hiện kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động theo định kỳ để nâng cao hiệu quả công việc. Cho tôi biết bạn làm thế nào để thực hiện việc này đạt hiệu quả tốt nhất? Mô tả việc bạn đã tiếp nhận những thông tin phản hồi từ các nhân viên ra sao?

10. Khi bạn tiếp nhận một môi trường làm việc trước đây – với vị trí là một nhà quản lý, một giám sát, hãy cho tôi biết bạn đã làm thế nào để hòa nhập với môi trường mới này, đã kết nối với các đồng nghiệp, những người cùng vị trí hay những nhân viên như thế nào. Mối quan hệ giữa bạn và họ có tốt hay không?

11. Với tư cách là một nhà quản lý hay giám sát, bạn cần phải định hướng cho hoạt động của nhóm, phòng, thậm chí là cho cả đơn vị mình phụ trách. Hãy cho tôi biết bạn đã làm

Bí mật thành công của các bà mẹ triệu phú

Ca YM%282%29 Mẫu câu hỏi phỏng vấn dành cho vị trí quản lý

Thông qua các cuộc trò chuyện với các chủ doanh nghiệp đầy tham vọng về hầu hết những vấn đề căn bản thường nhật và quá trình làm kinh doanh của bản thân, tôi đã khám phá ra một vài điều hấp dẫn. Ở đây có một điều bí ẩn liên quan đến việc khởi đầu của một doanh nghiệp. Nói một cách đơn giản, rất nhiều người tin rằng những ông chủ doanh nghiệp thành công được trời phú cho những đặc điểm cá nhân đặc biệt mà những người khác không có được. Điều bí ẩn này đã dẫn đến một số chuyện tưởng chừng như hoang đường có thể làm thui chột sự nhiệt tình của một ông chủ doanh nghiệp trong tương lai. Vậy nên tôi muốn giải thích và làm rõ một số quan điểm chưa đúng đắn

 

Cùng thời gian này, tôi cũng đã khám phá ra rằng thực tế: một số hành vi, đặc điểm có thể tạo bước đệm cho sự thành công của các ông chủ doanh nghiệp. Không ít những bà mẹ triệu phú đã chia sẻ những thái độ, đạo đức nghề nghiệp hay lối suy nghĩ về đặc điểm đó và tin rằng những yếu tố này có thể giúp họ đạt được thành công. Tôi sẽ chia sẻ điều này với các bạn không nằm ngoài mục đích giúp các bạn tìm ra những điểm mạnh của bản thân, niềm tin vào bản thân mình và từ đó tìm thấy đường đi cho riêng mình.

Trước tiên, hãy khám phá một vài điều bí ẩn chung về việc làm thế nào để gieo hạt giống thành công.

Khám phá những điều bí ẩn

Rất nhiều người tin rằng họ không có những phẩm chất bẩm sinh cần thiết để đạt được những thành công với cương lĩnh của một ông chủ doanh nghiệp và rằng những triệu phú tự tay làm nên về mặt nào đó có những điểm “khác người”. Tôi nghĩ hầu hết những người này đều có niềm tin chung, tuy nhiên điều bí ẩn ở đây thật đơn giản, và những kinh nghiệm của các bà mẹ triệu phú đã hỗ trợ cho vị trí của tôi. Về điểm này, tôi xin được tiết lộ 5 điều bí ẩn chung của những chủ doanh nghiệp thành đạt.

Điều bí ẩn thứ 1: Bạn phải là một người có cá tính

  • Bạn đang gặp rắc rối vì Tìm Việc khó khăn? Mang Viec Lam sẽ hỗ trợ bạn những thông tin tuyển dụng mới nhất!

Thực tế: Những người có những tính cách khác biệt lại dễ trở lên thành đạt. Ví như Martha Stewarts và Richard Bransons là những người có cá tính nổi trội, và chúng ta không thể tính hết được có bao nhiêu doanh nhân thành đạt khiêm tốn luôn mong muốn được trở thành người thành đạt theo cách này. Đối với người chủ doanh nghiệp tố chất thông minh trong kinh doanh và xây dựng cho mình một đội ngũ nhân viên hùng mạnh là yếu tố còn quan trọng hơn yếu tố thiên bẩm.

Một vài ví dụ điển hình chúng ta có thể học hỏi:

Jeanne Bice, người sáng lập The Quacker Factory, một công ty với tổng số vốn trên 50 triệu đô chuyên thiết kế và bán quần áo thông qua QVC – mạng lưới mua hàng tại nhà qua truyền hình, chia sẻ: “Tôi học hỏi những người thành đạt. Bởi một ngày nào đó, tôi cũng có thể trở thành người như vậy, họ cũng đã bắt đầu giống như tôi. Tôi được biết Martha Stewart cũng đã khởi đầu công việc bán bánh mì pa-tê đối diện cửa hàng Ralph Lauren trên một con phố nhỏ. Khởi đầu từ một công việc rất khiêm tốn nhưng bà đã trở thành người phụ nữ thành đạt. Cho đến hôm nay, tôi biết không ít những gương mặt thành đạt và tôi coi họ như những tấm gương để học hỏi. Tôi quan tâm đến sự thành công chứ không chú ý đến những điều thất bại. Bởi vì tôi không muốn bị liệt vào đầu danh sách những người thất bại.”

Điều bí ẩn thứ 2: Ý tưởng là điều quan trọng nhất

Thực tế, điều quan trọng là cần có một ý tưởng tốt. Nhưng đây chỉ là một nửa nhân tố tạo nên sự thành công. Điều quan trọng hơn là bạn sắp xếp sản phẩm hay dịch vụ của bạn như thế nào, và liệu nó có thể đáp ứng được nhu cầu trong thị trường đích ngắm của bạn? Bạn không cần phải tạo ra một thứ gì đó hoàn toàn giống như iPod hay bất kỳ sản phẩm nào đã có sẵn để đạt được thành công – bạn cũng có thể lấy một ý tưởng đã có và đơn giản chỉ cần làm ý tưởng đó tốt hơn.

Ví dụ:

Maxine Clark, người sáng lập ra Build-A-Bear Workshop đã không sản xuất những con thú nhồi bông – bà là người đầu tiên sẽ nói với bạn điều đó. Bà đã làm, tuy nhiên, sáng tạo ra một thứ gì đó đặc biệt – một sự trải nghiệm mang đầy xúc cảm và kết nối với thế giới trẻ thơ, những người trông trẻ và những chú gấu đặc biệt mà họ cùng nhau sáng tạo ra. Đó chính là điều bí mật để tạo ra sản phẩm thành công của bà, với một tầm nhìn bắt nguồn từ những nhân tố hiện tại.

Điều bí ẩn thứ 3: Thành công có nghĩa là không bao giờ đi giật lùi

Thực tế: Những người thành đạt luôn tận tuỵ để sao cho phán đoán của họ trở thành hiện thực. Nhưng họ cũng mong muốn thay đổi.

Jeanne Bice biết rõ điều này. Bà nhận ra rằng bản thân không thể quá trung thành với bất kỳ một sản phẩm nào, không cần biết bản thân bà yêu thích sản phẩm đó ra sao.

Bice nói: “Một kẻ thất bại thì vẫn là kẻ bại trận và thua cuộc. Tôi không quan tâm nếu bạn tô vẽ màu tím hay tạo cho nó một cái cầu vồng màu hồng che giấu cho sự thất bại. Bởi đây chính là biểu hiện của kẻ thất bại, một bài học lớn cần rút ra. Nếu hàng hoá ế ẩm, hãy bán nó với giá thấp hơn và thoát ra khỏi sự thua lỗ, thất bại này.”

Rachel Ashwell, người sáng lập của Shabby Chic – một doanh nghiệp chuyên về đồ nội thất tại Mỹ, cũng hiểu ra yếu tố cần thiết phải thay đổi và cải tiến. Bà đã bước vào giai đoạn khác của kinh doanh và chấp nhận nguồn tài chính từ những nhà đầu tư mạo hiểm để giúp công ty của mình tiến lên nấc thang mới. Nhằm tăng trưởng kinh doanh cho giai đoạn tiếp theo, tôi nhận thấy cần làm hai việc: cần duy trì nguồn vốn đáng kể và thu hút đội ngũ điều hành dày dặn kinh nghiệm, thành tích cao trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng.

Điều bí ẩn thứ 4: Chỉ có rủi ro mới mang lại phần thưởng

Thực tế: Bất kỳ sự mạo hiểm kinh doanh nào cũng đều có một số rủi ro. Nhưng bạn không phải liều tất cả để đánh đổi lấy sự thành công.

Hầu hết những bà mẹ triệu phú đều tập trung vào việc giảm thiểu các rủi ro. Liệu khi rủi ro tăng trưởng một cách “hữu cơ” qua việc chỉ sử dụng nguồn vốn công ty để phát triển, giống như Teri Gault, người sáng lập ra Grocery Game, hoặc duy trì tốc độ tăng trưởng trong tầm kiểm soát giống như Kathy Gendel, người sáng lập của Breezies Intimates.

Gendel cho biết: “Triết lý sống của chúng tôi là: duy trì tốc độ chậm và chắc nhưng sẽ giành chiến thắng trên đường đua. Chúng tôi không bao giờ cố gắng để tăng trưởng quá nhanh”

Điều bí ẩn thứ 5: Ưu tiên số 1 của bạn phải là Tiền

Thực tế: Đối với rất nhiều chủ doanh nghiệp, vị trí hàng triệu đô là kết quả phụ của những mục tiêu ban đầu. Trường hợp của tôi, tiền chưa bao giờ là động lực duy nhất khiến tôi xây dựng lên tập đoàn Mom Inventors. Và con số những bà mẹ triệu phú vẫn còn làm cho không ít người choáng váng rằng họ đã chuyển từ công việc suốt ngày chỉ xoay quanh chuyện bếp núc sang công việc mạo hiểm trị giá hàng triệu đô.

Victoria Knight-McDowell, người đã tạo lên thương hiệu thành công mang tên Airborne một cách phi thường. Chính bà cũng không khỏi ngạc nhiên về tỷ lệ thành công của mình. Bà cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ lại đạt được thành công lớn lao như thế này.”

Bice cũng rất coi trọng những lĩnh vực khác khi điều hành công việc kinh doanh. Bà chia sẻ: “Không phải mọi công việc kinh doanh đều vì mục đích phần thưởng tài chính. Nếu bạn không làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, có nghĩa bạn đang không ngồi đúng vị trí của mình.”

Vậy điều gì đã làm lên sự thành công trong kinh doanh của họ? Tôi thấy rằng có 4 yếu tố chính trả lời cho câu hỏi đó:

– Mục tiêu cuộc sống rõ ràng

– Đâu là cái bạn tìm kiếm để tạo dựng

– Nhìn thấu những đặc điểm mà những nhà lãnh đạo kinh doanh thành công thường có

– Linh hoạt và quyết tâm làm đến cùng

Cuộc sống của chúng ta, những người mẹ, người phụ nữ, những nữ doanh nhân,… là vô cùng phức tạp. Sự phức tạp này có thể không dễ được giải quyết nhưng nó có thể làm cho ta cảm thấy vui hơn. Chỉ bằng cách định rõ giấc mơ cuộc sống, xử trí những thử thách như: nỗi lo sợ cơm áo gạo tiền, hãy cân bằng cuộc sống, yêu thương gia đình, học hỏi những điều cơ bản để xây dựng và phát triển kinh doanh, cuối cùng là chấp nhận những thử thách để vượt qua nó và tạo dựng một cuộc sống mà bạn muốn. Bạn có thể tìm thấy thành công.

điều này như thế trong quá khứ như thế nào, và thành công ra sao?

Bạn nên chú ý đến cách các ứng viên đã trả lời như thế nào trước những câu hỏi của bạn. Họ có thoải mái, tự tin khi ứng phó với các tình huống mà bạn đưa ra, cũng như các câu hỏi của bạn? Nếu có, họ là những người rất có tiềm năng, thậm chí là những nhà quản lý giỏi. Còn không thì đây chỉ là những ứng viên ảo tưởng: ảo tưởng trong công việc, ảo tưởng về sự nghiệp, và những thông tin về các khả năng mà họ điền trong CV đưa cho bạn có thể chỉ là khai man mà thôi.

Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm tới những quan niệm của họ về phương pháp làm việc, về môi trường văn hóa trong công sở, cả cách tiếp cận của họ trước những câu hỏi dạng này.

Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>